khuyến mại dịch vụ thiết kế website

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Thứ hai, 25 Tháng 3 2013
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoàiLuật doanh nghiệp quy định Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp do hai bên hoặc nhiều bên hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định ký giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước ngoài, hoặc là doanh nghiệp do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam, hoặc do doanh nghiệp liên doanh hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh. Trong luật doanh nghiệp Doanh nghiệp liên doanh còn bao gồm cả doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đã thành lập tại Việt Nam liên doanh với các doanh nghiệp Việt Nam, cơ sở khám chữa bệnh, giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học ở trong nước đáp ứng các điều kiện do Chính phủ Việt Nam quy định. mua sach truc tuyennha sach minh khainhan chung hoc50 sac thai tap 4sachgiamgiasach tam ly hoctu dien han viet hien dai
1. Doanh nghiệp liên doanh

a. Bản chất pháp lý

Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp do hai bên hoặc nhiều bên hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định ký giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước ngoài, hoặc là doanh nghiệp do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam, hoặc do doanh nghiệp liên doanh hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh. Doanh nghiệp liên doanh còn bao gồm cả doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đã thành lập tại Việt Nam liên doanh với các doanh nghiệp Việt Nam, cơ sở khám chữa bệnh, giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học ở trong nước đáp ứng các điều kiện do Chính phủ Việt Nam quy định.

Doanh nghiệp liên doanh có các đặc điểm sau:

- Trong doanh nghiệp liên doanh luôn có sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài và bên hoặc các bên Việt Nam;

- Để thành lập doanh nghiệp liên doanh, các bên Việt Nam sẽ góp một phần vốn pháp định, phần còn lại do các nhà đầu tư nước ngoài góp. Theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, khi quy định về vốn của doanh nghiệp liên doanh, các nhà đầu tư nước ngoài luôn phải đảm bảo tỷ lệ vốn góp ít nhất bằng 30% vốn pháp định của công ty liên doanh, một số trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 14 Nghị định 24/2000/NĐ-CP ngày 31/7/2000 tỷ lệ này có thể thấp hơn nhưng không dưới 20% vốn pháp định của doanh nghiệp liên doanh;

- Doanh nghiệp liên doanh được thành lập theo hình thức công ty TNHH. Theo đó, công ty liên doanh có những đặc điểm như:

+ Các bên liên doanh, hay các thành viên của doanh nghiệp liên doanh chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn cam kết góp vào vốn pháp định (vốn điều lệ);

+ Doanh nghiệp liên doanh không được phát hành cổ phiếu để huy động vốn phục vụ cho hoạt động kinh doanh.

- Doanh nghiệp liên doanh là tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, chịu trách nhiệm trong kinh doanh trong phạm vi vốn điều lệ của liên doanh (vốn pháp định).

b. Chế độ pháp lý về vốn

Theo quy định của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 1996 (sửa đổi năm 2000) thì chế độ pháp lý về vốn của doanh nghiệp liên doanh được quy định như sau:

- Vốn pháp định của doanh nghiệp liên doanh là mức vốn phải có để thành lập doanh nghiệp và được ghi trong điều lệ doanh nghiệp. Như vậy có thể hiểu khái niệm vốn pháp định của doanh nghiệp liên doanh tương ứng với khái niệm vốn điều lệ của doanh nghiệp trong nước.

- Vốn pháp định của doanh nghiệp liên doanh ít nhất phải bằng 30% vốn đầu tư. Đối với các dự án xây dựng công trình kết cấu hạ tầng, dự án đầu tư vào địa bàn khuyến khích đầu tư, dự án trồng rừng, dự án có quy mô lớn, tỷ lệ này có thể thấp hơn, nhưng không dưới 20% vốn đầu tư và phải được cơ quan cấp giấy phép đầu tư chấp thuận.

- Tỷ lệ góp vốn của Bên hoặc các bên liên doanh nước ngoài do các bên liên doanh thoả thuận, nhưng không được thấp hơn 30% vốn pháp định của doanh nghiệp liên doanh. Căn cứ vào lĩnh vực kinh doanh, công nghệ, thị trường, hiệu quả kinh doanh và các lợi ích kinh tế - xã hội khác của dự án, cơ quan cấp giấy phép đầu tư có thể xem xét cho phép bên liên doanh nước ngoài có tỷ lệ góp vốn thấp hơn, nhưng không dưới 20% vốn pháp định.

- Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp liên doanh có thể cơ cấu lại vốn đầu tư, vốn pháp định khi có những thay đổi về mục tiêu, quy mô dự án, đối tác, phương thức góp vốn và các trường hợp khác nhưng không được làm giảm tỷ lệ vốn pháp định xuống dưới mức quy định trên và phải được cơ quan cấp Giấy phép đầu tư chuẩn y.

- Các bên có thể góp vốn theo nhiều hình thức khác nhau và thoả thuận xác định giá trị vốn góp (Điều 7, Điều 9 Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam).

- Các bên trong doanh nghiệp liên doanh có quyền chuyển nhượng giá trị phần vốn góp của mình nhưng phải ưu tiên chuyển nhượng cho các bên trong doanh nghiệp liên doanh. Trong trường hợp chuyển nhượng cho doanh nghiệp ngoài liên doanh thì điều kiện chuyển nhượng không được thuận lợi hơn so với điều kiện đã đặt ra cho các bên trong doanh nghiệp liên doanh.

c. Quản trị nội bộ

Theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996 (sửa đổi năm 2000) thì mô hình tổ chức quản lý doanh nghiệp liên doanh sẽ bao gồm:

- Hội đồng quản trị (HĐQT)

Hội đồng quản trị là cơ quan lãnh đạo của công ty liên doanh, gồm đại diện của các bên tham gia công ty liên doanh. Các bên chỉ định người của mình tham gia Hội đồng quản trị theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp vào vốn pháp định của doanh nghiệp liên doanh. Trong trường hợp liên doanh hai bên thì mỗi bên có ít nhất hai thành viên trong Hội đồng quản trị. Trong trường hợp liên doanh nhiều bên thì mỗi bên có ít nhất một thành viên trong Hội đồng quản trị.

Nếu doanh nghiệp liên doanh có một bên Việt Nam và nhiều bên nước ngoài hoặc một bên nước ngoài và nhiều bên Việt Nam thì bên Việt Nam hoặc bên nước ngoài đó có quyền cử ít nhất hai thành viên trong Hội đồng quản trị.

Chủ tịch Hội đồng quản trị của doanh nghiệp liên doanh do các bên liên doanh thoả thuận cử ra. Chủ tịch Hội đồng quản trị có trách nhiệm triệu tập, chủ trì các cuộc họp của Hội đồng quản trị, giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản trị.

Hội đồng quản trị họp thường kỳ hoặc họp bất thường nhưng các cuộc họp của Hội đồng quản trị phải có ít nhất 2/3 thành viên Hội đồng quản trị đại diện của các bên liên doanh tham gia. Những vấn đề quan trọng nhất trong doanh nghiệp liên doanh như: Bổ nhiệm, miễn nhiệm Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc thứ nhất; sửa đổi, bổ sung điều lệ doanh nghiệp và các vấn đề khác do các bên liên doanh thoả thuận sẽ quyết định theo nguyên tắc nhất trí giữa các thành viên Hội đồng quản trị có mặt tại cuộc họp. Các vấn đề khác còn lại quyết định theo nguyên tắc biểu quyết quá bán số thành viên Hội đồng quản trị có mặt tại cuộc họp.

- Tổng giám đốc

Tổng giám đốc và các Phó tổng giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật Việt Nam về việc quản lý, điều hành doanh nghiệp. Tổng giám đốc hoặc Phó tổng giám đốc thứ nhất phải là công dân Việt Nam và thường trú tại Việt Nam.

Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp trừ trường hợp điều lệ doanh nghiệp có quy định khác.

2. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài

a. Bản chất pháp lý

Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, do nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại Việt Nam tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh.

Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài có các đặc điểm cơ bản sau:

Thứ nhất, chủ thể thành lập doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài chỉ bao gồm một hoặc nhiều nhà đầu tư nước ngoài mà không có sự tham gia của bên Việt Nam. Đây là điểm khác biệt cơ bản so với doanh nghiệp liên doanh;

Thứ hai, nhà đầu tư nước ngoài đầu tư toàn bộ vốn, tài sản để thành lập doanh nghiệp100% vốn đầu tư nước ngoài;

Thứ ba, doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn. Theo đó các nhà đầu tư nước ngoài chỉ chịu trách nhiệm về hoạt động của doanh nghiệp trong phạm vi phần vốn góp vào vốn pháp định của doanh nghiệp kể cả khi doanh nghiệp đó do một cá nhân nước ngoài đầu tư vốn, thành lập và làm chủ;

Thứ tư, doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, chịu trách nhiệm trong kinh doanh trong phạm vi vốn điều lệ của doanh nghiệp (vốn pháp định).

b. Chế độ pháp lý về vốn

Theo quy định của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 1996 (sửa đổi năm 2000), vốn pháp định của doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài ít nhất phải bằng 30% vốn đầu tư. Đối với các dự án xây dựng công trình kết cấu hạ tầng, dự án đầu tư vào địa bàn khuyến khích đầu tư, dự án trồng rừng, dự án có quy mô lớn, tỷ lệ này có thể thấp hơn nhưng không dưới 20% vốn đầu tư và phải được cơ quan cấp giấy phép đầu tư chấp thuận. Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được giảm vốn pháp định.

c. Quản trị nội bộ

Theo quy định của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 1996 (sửa đổi năm 2000), việc thành lập bộ máy quản lý và cử nhân sự của doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài do nhà đầu tư nước ngoài quyết định. Pháp luật chỉ quy định người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là Tổng giám đốc trừ trường hợp Điều lệ doanh nghiệp có quy định khác.

 
Tin khuyến mại
Kiến thức CNTT
Kiến thức doanh nghiệp
Kiến thức kế toán
Kiến thức pháp luật thuế
Kiến thức hóa đơn chứng từ
Dịch vụ đăng ký website với Bộ Công Thương
Dịch vụ thiết kế website trọn gói giá rẻ
Dịch vụ thiết kế website
Dịch vụ domain
Dịch vụ Hosting